Công khai công khai quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

ADC Pharmaceutical

Mang Đến Sức Khỏe Tốt Lành

Công khai công khai quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường


Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường được áp dụng từ ngày 01/01/2022

Căn cứ khoản 1 Điều 102 Nghị Định 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường quy định:

A. Chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thực hiện công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định, giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường như sau:

  • Công khai trên trang thông tin điện tử của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
  • Thời điểm công khai chậm nhất là 10 ngày sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo hoặc sau khi được cấp giấy phép môi trường.

B. Chi nhánh Công Ty TNHH ADC tại Ô Môn công khai Quyết định phê duyệt Đánh giá tác động môi trường và Giấy phép môi trường và kết quả quan trắc môi trường định kỳ các năm.

  1. Quyết định phê duyệt Đánh giá tác động môi trường
  2. Giấy phép môi trường

KẾT QUẢ QUAN TRẮC NĂM 2022

  1. Kết quả quan trắc quý 1 năm 2022
  2. Kết quả quan trắc quý 2 năm 2022
  3. Kết quả quan trắc quý 3 năm 2022
  4. Kết quả quan trắc quý 4 năm 2022

KẾT QUẢ QUAN TRẮC NĂM 2023

  1. Kết quả quan trắc quý 1 năm 2023
  2. Kết quả quan trắc quý 2 năm 2023
  3. Kết quả quan trắc quý 3 năm 2023
  4. Kết quả quan trắc quý 4 năm 2023

KẾT QUẢ QUAN TRẮC NĂM 2024

  1. Kết quả quan trắc quý 1 năm 2024
  2. Kết quả quan trắc quý 2 năm 2024

Tin tức mới

Giới thiệu sản phẩm

Dược liệu cho cuộc sống khỏe mạnh

Tần dày lá (Húng chanh) – cây thuốc quý chữa hết ho cảm, sổ mũi

Tần dày lá (Húng chanh) – cây thuốc quý chữa hết ho cảm, sổ mũi

ADC Pharmaceutical

Mang Đến Sức Khỏe Tốt Lành

Tần dày lá (Húng chanh) – cây thuốc quý chữa hết ho cảm, sổ mũi

Thứ năm ngày 26 tháng 03 năm 2020


Tần dày lá là loài cây quen thuộc trong vườn nhà, được dân gian sử dụng để điều trị các bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em như ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi, cảm cúm, sốt, sổ mũi,…

 

Tần dày lá (hay Húng chanh, rau thơm lông hoặc dương tửu tô) là cây thân thảo, sống khá lâu năm. Cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm như mùi chanh.
Lá có mùi rất thơm mà không cần chà xát mạnh nhờ có tuyến tinh dầu có trong lá.
Cây rau tần có nguồn gốc ở Nam Phi và Đông Phi Châu, được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới như: Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia,…
Thành phần chính có trong cây tần dày lá là phenolic (chiếm số lượng lớn) và các thành phần khác như salicytat, carvacrol, eugenill thymol và còn chứa colein có tác dụng khánh sinh, kháng khuẩn mạnh.
Theo Đông y, Tần dày lá có tính bình và ôn, có vị the, đắng, thơm.

Công dụng
Tần dày lá được sử dụng như một thảo dược trong dân gian để điều trị một số bệnh phổ biến, thường gặp ở cả người lớn và trẻ em như:
• Ho thông thường hoặc ho lâu ngày không khỏi
• Bị viêm vọng, viêm phế quản dẫn đến tắt tiếng
• Cảm cúm, sốt do thời thiết thay đổi bất thường hoặc đi ngoài trời nắng quá lâu, nhiễm nước
• Sốt, mệt mỏi do cơ thể thiếu nước
• Đau nhức do côn trùng cắn
• Các bệnh lý về da, dị ứng hoặc nổi mề đây
• Hôi miệng
Đa số cây rau tần được sử dụng khi còn tươi, rửa sạch và đem giã nát để sử dụng. Có thể dùng như nước trà, sắc lấy nước hoặc giã nát để đắp lên vùng bị ảnh hưởng.

Bài thuốc ứng dụng
Trong dân gian đã sử dụng lá cây râu tần để điều trị các bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em như: ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi, viêm họng, cảm sốt, cảm cúm, viêm phế quản,…

Chữa ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi
Sắc nhỏ lá rau tần tươi đã được rửa sạch, thêm một ít đường phèn rồi đem chưng cất thủy, sau đó vắt lấy nước uống. Còn bã lá rau tần có thể ăn hoặc ngậm nuốt cùng với nước.
Mỗi ngày sử dụng 1 lần, sẽ có hiệu quả nếu dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.

Chữa viêm họng, viêm phế quản dẫn đến tắt tiếng
Viêm họng, viêm phế quản sẽ gây ra nhiều bất tiện khi giao tiếp, khó nuốt, tắt tiếng. Chỉ cần sử dụng một ít lá rau tần tươi đã rửa sạch, nhai nhuyễn rồi nuốt dần. Sử dụng liên tục mỗi ngày đến khi triệu chứng viêm họng không còn.

Chữa các bệnh lý về da, dị ứng hoặc nổi mề đây
Sắc 15 gram lá rau tần khô với một lượng nước vừa đủ. Sắc còn 1 bát và chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
Kết hợp với việc uống, cần sử dụng một lượng rau cần tươi, rửa sạch rồi đem đi giã (có thể sử dụng một ít muối hột) đắp lên chỗ bị dị ứng, chỗ sưng. Việc kết hợp sử dụng rau cần vừa uống vừa đắp sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn.

Chữa vết thương, giảm đau do côn trùng cắn
Khi bị ông đốt, rết hay bò cạp cắn hoặc các loài côn trùng khác cắn khiến nổi sưng đỏ, đau cần sử dụng ngay 20 gram lá rau cần tươi, rửa sạch rồi đem đi giã nát hoặc nhai nhuyễn đắp lên chỗ sưng đỏ, chỗ bị đau. Sau một khoảng thời gian ngắn, sẽ hết đau, không còn bị sưng đỏ.

Chữa hôi miệng
Cần sử dụng lượng rau tần phơi khô đem sắc đặc. Và cần sử dụng thường xuyên để ngậm hoặc súc miệng hằng ngày. Lưu ý, sau khi súc miệng nhớ nhổ ra không được nuốt.

Chữa đau bụng, đầy hơi
Nhai 1 – 2 lá rau cần non đã rửa sạch cùng với một ít muối, ngậm và nuốt dần dần cho đến hết..

Lưu ý khi sử dụng
Khi sử dụng câu rau tần trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý những điểm sau để Không được sử dụng đối với các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong cây rau tần.
• Khi sử dụng cần lưu ý, toàn cây rau tần có nhiều lông tơ nhỏ, có thể gây ứng, kích ứng da.
• Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng cây rau tần.
Bạn đọc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định sử dụng dược liệu này để điều trị bệnh. Bởi cây rau tần không có tác dụng thay thế các loại thuốc đặc hiệu.

Nguồn tham khảo: Thuocdantoc.vn

Tin tức mới

Giới thiệu sản phẩm

Dược liệu cho cuộc sống khỏe mạnh

Trái tắc (Quất) – quả nhỏ nhiều lợi ích tuyệt vời

Trái tắc (Quất) – quả nhỏ nhiều lợi ích tuyệt vời

ADC Pharmaceutical

Mang Đến Sức Khỏe Tốt Lành

Trái tắc (Quất) – quả nhỏ nhiều lợi ích tuyệt vời

Thứ tư ngày 25 tháng 03 năm 2020


Cây tắc có tên khoa học là Citrus japonica, thuộc họ Cửu lý hương Rutaceae. Đây là loại cây ăn quả – cây cảnh phổ biến ở cả ba miền đất nước. Quả tắc xuất hiện nhiều trong những dịp lễ Tết như một loại cây trang trí truyền thống.

 

Cây tắc rất dễ trồng, cho hoa trắng thơm và quả rất sai. Vì vậy, người ta trồng tắc ở  (cây quất) quanh nhà để lấy quả làm thức uống hàng ngày. Đôi khi, lá tắc cũng được dùng thay cho lá chanh trong các công thức xông giải cảm (vì có chứa tinh dầu).

Quả tắc khi chín có màu vàng, rất thơm và có vị chua (cũng có loại tắc ngọt nhưng chưa phổ biến). Được biết, trong quả tắc có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Can xi, Sắt, Phot pho, vitamin C, B1, B2…

Theo Đông y: trái tắc – quả quất có vị chua hơi ngọt, tính ôn (ấm), quy vào kinh Tỳ, Vị.
Công năng: Kiện tỳ, khoan trung hóa đàm, chỉ khái, khai vị.

CÔNG DỤNG CỦA TRÁI TẮC
Không chỉ có hương vị thơm ngon, quả tắc còn chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C – chất chống oxy hóa. Thường xuyên dùng quả tắc bạn sẽ nhận lại những lợi ích tuyệt vời sau đây:

Cải thiện hệ tiêu hóa
Quả tắc chính là loại thực phẩm giàu chất xơ mà bạn nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Chỉ với 100g tắc, bạn đã bổ sung được khoảng 4.1g chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Chất xơ là dưỡng chất thiết yếu mang lại vô số lợi ích đối với hệ tiêu hóa. Tình trạng thiếu hụt chất xơ sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả bao gồm táo bón, khó tiêu, chướng bụng và đau dạ dày. Để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe này, bạn nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày và quả tắc là một trong những lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Hỗ trợ hệ miễn dịch
Cũng giống như cam, quả tắc có nguồn vitamin C dồi dào, dưỡng chất này có tác động tích cực đến sức khỏe. Vitamin C từ lâu đã được biết đến như một chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh thông thường gây ra bởi vi khuẩn, virus và nấm.

Đẹp da
Với hàm lượng vitamin C lớn, quả tắc không chỉ có khả năng tăng cường miễn dịch mà nó còn giúp bạn cải thiện sức khỏe của làn da, tái tạo cấu trúc da, giúp da trở nên tươi trẻ và làm chậm quá trình lão hóa da.

Cải thiện sức khỏe thị giác
Trong 100g tắc tồn tại khoảng 100µg beta-caroten, loại chất này sẽ giúp mắt sáng khỏe. Beta-caroten là một chất chống oxy hóa, chịu trách nhiệm tạo các sắc tố. Việc hấp thu đầy đủ các dưỡng chất cũng như chất chống oxy hóa bằng cách sử dụng tắc thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa sự tổn thương mắt do quá trình oxy hóa gây ra.
Bên cạnh đó, trái tắc còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng mắt liên quan đến lão hóa.

Chữa bệnh ho, đau họng
Tắc chứa nhiều pectin, vỏ tắc chứa tinh dầu và các vitamin có tác dụng chống viêm, long đờm, giảm ho, kháng khuẩn và kháng virus.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu của Nhật Bản, quả tắc còn có tác dụng làm giảm cholesterol, bền thành mạch nên rất có lợi cho người cao huyết áp.

MỘT SỐ CÁCH SỬ DỤNG QUẢ TẮC TRONG ĐỜI SỐNG

Tắc chưng đường phèn
Dùng 10g tắc cho vào chén với đường phèn và mật ong. Chưng cách thủy hoặc cho vào nồi cơm chưng khoảng 20 phút, để nguội và ăn. Món này có tác dụng chữa ho và cảm rất hiệu quả.
Tắc chưng đường phèn là bài thuốc chữa ho tự nhiên mà hiệu quả. Bài thuốc tự nhiên này đã được ứng dụng công nghệ để bào chế thành sản phẩm Syrup Codatux được các bà mẹ tin dùng để hỗ trợ giảm ho, giảm đau họng cho các bé khi mới chớm ho lúc trở trời.

Tắc ngâm đường
Quả tắc rửa sạch, xăm lỗ, ngâm với đường theo tỷ lệ 1kg tắc, 2kg đường, ngâm sau một tuần thì . dùng được. Mỗi lần uống, lấy 1 thìa canh pha với một ly nước ấm. Cách dùng này giúp khắc phục tình trạng khàn tiếng, tắt tiếng, đau họng.

Trà tắc
Bạn có thể dùng trà xanh pha trà rồi cho nước tắc tươi vào uống. Các nhà khoa học đã chỉ ra, thêm tắc vào trà xanh sẽ làm tăng khả năng hấp thụ chất catechin có trong trà, giúp cơ thể chống lại bệnh tim, đột quỵ, ung thư, đái tháo đường và các các vấn đề sức khỏe khác.

Lưu ý khi sử dụng quả tắc
– Không nên dùng tắc lúc đói vì các axit hữu cơ sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, gây khó chịu, ngứa họng.
– Tránh uống trà tắc ngay sau bữa ăn vì nó có thể làm cản trở quá trình làm việc của dạ dày.
– Đối với những người mắc các bệnh mạn tính như sỏi thận, loét dạ dày, táo bón, mất ngủ… không nên uống nước tắc, nhất là trà tắc.

Nguồn: Tổng hợp

Tin tức mới

Giới thiệu sản phẩm

Dược liệu cho cuộc sống khỏe mạnh

Thảo dược “nhà bếp” phòng cúm trong mùa Đông Xuân

Thảo dược “nhà bếp” phòng cúm trong mùa Đông Xuân

ADC Pharmaceutical

Mang Đến Sức Khỏe Tốt Lành

Thảo dược “nhà bếp” phòng cúm trong mùa Đông Xuân

Thứ ba ngày 17 tháng 03 năm 2020


Suckhoedoisong.vn – Như chúng ta đã biết, cúm là một bệnh do virus gây ra, hiện nay, tây y chưa có thuốc đặc trị cho virus, tuy nhiên, trong dân gian lại có những vị thuốc quen thuộc với sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, đồng thời có tác dụng hỗ trợ phòng và trị cúm.

 

Trung y xếp cúm vào nhóm ngoại cảm ôn bệnh (tức bệnh gây ra do cơ thể cảm nhiễm phải các tác nhân có hại từ bên ngoài môi trường, như virus, vi khuẩn, khí lạnh, nóng khô, ẩm mốc, v.v…đông y gọi chung các tác nhân này là tà khí). Đặc trưng chung của ôn bệnh là các triệu chứng như khởi phát sốt cao, thường kèm theo triệu chứng về phế vị, chảy nước mắt nước mũi, họng khô đỏ, khát nước, sợ gió sợ lạnh…. Các triệu chứng trên diễn biến theo quy luật, có thể tự khỏi, tuy nhiên cũng có diễn biến nặng lên, bệnh chuyển từ biểu vào lí. Chính vì vậy, ngay từ khi mới mắc bệnh, người thầy thước luôn chú trọng nâng cao chính khí và dùng các phép giải biểu cho bệnh nhân. Ở phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số thảo dược dễ kiếm, gần gũi với sinh hoạt hàng ngày của mọi gia đình.

Đầu tiên phải kể đến nhóm các loại rau và gia vị như hành, tỏi, xả, kinh giới, tía tô… Những loại gia vị này thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm của người Việt, ko chỉ làm gia tăng hương vị cho món ăn, nó còn là những vị thuốc quý giúp phòng và trị cúm.

Hành:

Hành là một vị thuốc rất thông dụng trong nhân dân, được ghi chép trong các tài liệu cổ từ lâu đời. Trong các tài liệu cổ này, người ta cho rằng hành có vị cay, bình mà không độc có năng lực phát biểu, hoà trung, thông dương, hoạt huyết, dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng, sắc uống lấy nước chữa các chứng sốt, sốt rét, cảm, nhức đầu, mặt mày phù thũng, còn làm yên thai, sáng mắt, lợi ngũ lạng. Vào hai kinh thủ thái âm (phế kinh) và túc dương minh (vị kinh). Tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng ngoài chữa những mụn nhọt mưng mủ, dùng nước hành nhỏ mũi chữa được ngạt mũi, cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi, khi bị cảm mạo, đầu nhức, mũi ngạt thì có thể dùng hành giã nát, thêm nước sôi vào rồi xông, hoặc cho hành vào cháo nóng mà ăn thì chóng khỏi.

Tỏi:

Tỏi có vị cay, mùi hôi, tính ấm, có tác dụng giải cảm, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu, hạ khí, trừ giun, thông quan.Tỏi có phổ kháng khuẩn và kháng nấm rộng.

Trong tỏi có 3 hoạt chất chính: allicin, liallyl sulfid và ajoen. Trong đó, allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhưng nó lại không hiện diện rõ ràng trong tỏi. Allicin được tạo ra khi chất alliin tiếp xúc 1 với enzym alliinase khi tỏi được nhai, bằm nhỏ hay được nghiền nát và là thành phần tạo mùi đặc trưng của tỏi (Alliin và enzym alliinase tồn tại trong những tế bào riêng biệt, khi tỏi chưa bị thái hoặc bằm ra), do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính của tỏi càng cao. Vì vậy, để tận dụng được hoạt tính allicin trong tỏi chúng ta nên cắt nhỏ hoặc đập nát tỏi càng nhiều càng tốt, không nên để nguyên cả củ tỏi khi xào nấu.

Bột tỏi đông khô được dùng điều trị cho 430 bệnh nhân bị các bệnh về tai mũi họng như viêm amidan cấp, viêm họng và viêm đường hô hấp trên mạn tính, viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm loét tiền đình, mũi. Trong các bệnh trên, chế phẩm bột tỏi đông khô có thể thay thế cho kháng sinh hoặc dùng kết hợp với kháng sinh. Tình trạng viêm nhiễm thoái lui rõ rệt, không có tác dụng phụ. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều chế phẩm từ tỏi như dầu tỏi, rượu, dấm tỏi, mật ong ngâm tỏi, tỏi đen… đều dễ làm, và tiện sử dụng.

Sả:

Theo đông ý, sả có vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hoá, sát trùng, tiêu đờm. Từ xa xưa, cây sả đã được dùng rộng rãi trong nhân dân, giúp giải cảm, trị ho sốt, chữa đầy chướng bụng, khó tiêu. Chính vì thế, trong hầu hết các món có tính lạnh như hải sản, tôm, cá, ốc, thịt vịt người ta khi chế biến thường thêm sả, vừa giúp tăng hương vị cho món ăn lại khử được cái lạnh của thực phẩm. Không chỉ vậy, tinh dầu trong sả còn có tác dụng đuổi muỗi, dùng trong công nghiệp chất thơm, làm nước hoa, xà phòng thơm. Sả còn là thành phần trong nhiều loại thức uống thơm ngon như trà cam sả, trà đào xả…

Sả đã được dùng rộng rãi trong nhân dân, giúp giải cảm, trị ho sốt, chữa đầy chướng bụng, khó tiêu

Kinh giới:

Kinh giới còn gọi kinh giới tuệ, khương giới, giả tô, là một loại rau gia vị được trồng nhiều và phổ biến ở nước ta. Bộ phận dùng làm thuốc là phần trên mặt đất có hoa phơi khô của cây kinh giới. Kinh giới chứa chủ yếu tinh dầu (mentol, menthon, limonen), flavonoid và một số chất khác. Theo Đông y, kinh giới vị cay, tính ôn, vào kinh phế và can. Có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt (sốt nóng) đau đầu, đau họng, chảy máu cam (nục huyết), đại tiện xuất huyết… cháo kinh giới tía tô để ăn cho ra mồ hôi, tác dụng giải cảm, hoa kinh giới đun nước uống và xông để giải cảm, hạ sốt, kinh giới sao vàng tán nhỏ làm thành bột, hít vào mũi giúp thông mũi, dùng khi bị cảm cúm.

Kinh giới có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu.

Tía tô:

Tía tô, còn gọi là tử tô, tô tử, tử tô ngạnh, é tía. Đây là loại cây cỏ cao từ 0,5 – 1,0m, được trồng khắp nơi làm rau thơm gia vị ăn sống cùng các thức ăn khác. Đông y cho rằng tía tô có vị cay, mùi thơm, tính ấm vào hai kinh -phế và tỳ. Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung; giải uất, hoá đờm, an thai, giải độc của cua cá. Cành không có tác dụng phát biểu, chỉ có tác dụng lý khí. Dùng chữa ngoại cảm phong hàn, nôn mửa, động thai, ngộ độc cua cá. Thông thường lá tía tô có tác dụng là cho ra mồ hôi, chữa ho, giúp sự tiêu hoá, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo, còn có tác dụng chữa bị ngộ độc nôn mửa, đau bụng do ăn cua cá. Cành tía tô có tác dụng chữa ho trừ đờm, hen suyễn, tê thấp. Các món ăn có thêm rau tía tô như cháo thịt bằm tía tô, cà om thịt ba chỉ và tía tô, bún riêu cua ăn kèm với rau tía tô, nộm tía tô hoa chuối, … và rất nhiều món ăn thơm ngon hấp dẫn khác.

Tía tô có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung; giải uất, hoá đờm, an thai, giải độc của cua cá.

Những loại gia vị kể trên đều gần gũi và quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình, tăng cường chúng cho bữa ăn hàng ngày, kết hợp với các loại thực phẩm khác, vừa làm phong phú thêm thực đơn, tăng hương vị cho món ăn lại có tác dụng phòng bệnh.

Thứ hai là những loại thảo mộc dùng hãm uống như trà, vừa thơm ngon, vừa có tác dụng phòng cúm như Cúc hoa, bạc hà, kim ngân hoa, …

Cúc hoa:

Cúc hoa có hai loại là cúc hoa trắng vị đắng hơi ngọt, tính hơi hàn, và cúc hoa vàng vị đắng cay, tính ôn, đều quy vào 3 kinh, phế, can và thận, có tác dụng tán phong thấp, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt. Hoa cây cúc vàng được dùng chữa các chứng cảm lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, huyết áp cao, đinh độc, mụn nhọt sưng đau. Uống lâu ngày lợi khí huyết, có tác dụng về nội tiết làm trẻ lâu.  Cúc hoa dùng hãm nước uống với như một loại trà, vừa thơm ngon lại tốt cho sức khoẻ và nhan sắc.

Bài thuốc chữa cảm cúm, có tác dụng phát tán phong nhiệt chứa cúc hoa đó là Tang cúc ẩm: Cúc hoa vàng 6g, lá dâu 6g, liên kiều 4g, bạc hà 4g, cam thảo 4 g, cát cánh 4g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày.

Bạc hà:

Tính chất của bạc hà theo các tài liệu cổ ghi như sau: Vị cay, mát không độc, vào 2 kinh phế và can, có tác dụng tán phong nhiệt. Bạc hà là một vị thuốc có tinh dầu thơm, làm ra mồ hôi, hạ sốt dùng chữa cảm sốt, cảm mạo, mũi ngạt, đầu nhức, còn giúp cho sự tiêu hoá, chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài.

Bạc hà là một vị thuốc có tinh dầu thơm, làm ra mồ hôi, hạ sốt dùng chữa cảm sốt, cảm mạo, mũi ngạt, đầu nhức, còn giúp cho sự tiêu hoá

Tinh dầu bạc hà còn giúp thông khướu, dùng khi ngạt mũi, nhức đầu, xoa bóp tại chỗ để giảm đau và sát khuẩn. Bạc hà còn dùng trong phá chế đồ uống như trà, rượu, cocktail… Một số loại trà kết hợp với bạc hà như trà bạc hà cam quế, trà táo bạc hà, trà chanh bạc hà…

Kim ngân:

Kim ngân hoa hay còn có tên gọi khác là nhẫn đông hoa. Sở dĩ có tên này vì cây không những có khả năng chịu đựng được mùa đông mà còn có thể phát triển xanh tốt vào giai đoạn thời tiết này (nhẫn đông nghĩa là chịu đựng mùa đông). Cây kim ngân khi ra hoa có điểm rất đặc biệt là những hoa ra sớm sẽ có màu trắng như bạc, sau đó một thời gian nở lâu dài các hoa này sẽ chuyển sang màu vàng, cho nên trên cùng một cây ta có thể thấy được 2 màu sắc hoa cùng hiện diện là hoa trắng và hoa vàng, vì thế cây được đặt tên là kim ngân (kim là vàng, ngân là bạc).

Kim ngân hoa có các flavonoid (luteolin, lonicerin…); tanin và chất sáp… Có tác dụng kháng virut, vi khuẩn, chống viêm hạ sốt, điều hoà chức năng miễn dịch, giảm mỡ máu, tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch vị và dịch mật. Theo Đông y, kim ngân hoa vị ngọt, tính lạnh; vào phế, vị, tâm, tỳ, đại tràng. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ lỵ. Dùng cho các trường hợp nhiễm vi khuẩn, virut gây bệnh cấp tính sốt nóng, viêm khí phế quản, đau rát họng ho, miệng khô họng khát, hội chứng kiết lỵ, mụn nhọt lở ngứa, phát ban. Bài thuốc chứa kim ngân hoa có tác dụng tốt trong điều trị cúm như:

Ngân kiều tán: kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g, cát cánh 8g, bạc hà 4g, trúc diệp 12g, cam thảo 4g, kinh giới tuệ 8g, ngưu bàng tử 12g, đậu nhự 8g. Sắc uống

Ngân hoa bạc hà ẩm: kim ngân hoa 30g, bạc hà 10g, lô căn tươi 60g. Trước tiên sắc lô căn và kim ngân khoảng 15 phút, cho tiếp bạc hà đun thêm trong 3 phút. Đem lọc lấy nước pha thêm mật ong hoặc mật mía cho uống. Dùng cho trường hợp cảm nhiệt, sốt nóng, thời kỳ đầu của nhiễm virut như sốt xuất huyết, phát ban, sốt sưng hạch..

Cả ba loại thảo dược trên còn có thể kết hợp với nhau, hãm nước sôi và thêm mật ong uống hàng ngày.

Ngoài các loại gia vị trong bữa ăn hàng ngày và các loại trà, trong dân gian có một biện pháp để hạ sốt giải cảm hiệu quả đó là xông hơi. Dùng xả, gừng, hương nhu, vỏ bưởi, vỏ chanh, lá tre, kinh giới, tía tô, ngải cứu đun nước và trùm mền để xông cho ra mồ hôi. Tuy nhiên vì phương pháp này gây ra mồ hôi nhiều nên cân lưu ý bù dịch trách trường hợp mất nước.

Thời tiết đang giao mùa, cộng thêm dịch cúm Corona virus, chính vì vậy, chúng ta cần chủ động phòng tránh, nâng cao sức khoẻ cho bản thân và gia đình. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho ácc bạn trong việc phòng dịch.

Thuỳ Dương (Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam)
Từ nguồn: https://suckhoedoisong.vn/thao-duoc-nha-bep-phong-cum-trong-mua-dong-xuan-n170327.html

Tin tức mới

Giới thiệu sản phẩm

Dược liệu cho cuộc sống khỏe mạnh

ADC Pharma tham gia hội nghị sản phẩm thảo dược thiên nhiên

ADC Pharma tham gia hội nghị sản phẩm thảo dược thiên nhiên

ADC Pharmaceutical

Mang Đến Sức Khỏe Tốt Lành

ADC Pharma tham gia hội nghị sản phẩm thảo dược thiên nhiên

Thứ Bảy ngày 25 tháng 03 năm 2017


Gần 200 khách hàng, là đại diện hàng trăm nhà thuốc khu vực miền Tây Nam bộ, tham dự hội nghị đặc biệt thích thú với các sản phẩm thảo dược thiên nhiên của ADC…

 

Ngày 24/3/2017, ngành Dược ADC (ADC Pharma) đã tham dự Hội nghị giới thiệu sản phẩm thiên nhiên chăm sóc Phụ nữ và Trẻ em, diễn ra tại TP. Cần Thơ, do công ty DKSH tổ chức. Hội nghị có sự tham dự của gần 200 khách hàng là đại diện của hệ thống hàng trăm nhà thuốc đến từ khắp các tỉnh thành khu vực miền Tây Nam bộ.

Tại đây, ADC Pharma đã giới thiệu đến khách hàng gần 20 sản phẩm chủ lực thuộc các nhóm: si rô, viên sủi, kẹo, bột thảo mộc, viên nang…

Dược sĩ Kim Thanh, đại diện hệ thống gồm nhiều nhà thuốc ở Cần Thơ, cho biết: hệ thống nhà thuốc Bình Tân của tôi đã nhập bán các loại sản phẩm của ADC Pharma từ lâu.

Đến từ Sóc Trăng, ông Trần Văn Khương, đại diện nhà thuốc Thanh Trúc cho hay rằng khách hàng rất thích sản phẩm Bột thảo mộc Thanh nhiệt của ADC Pharma. “Bản thân tôi cũng cảm thấy rất dễ chịu khi uống Bột Thanh nhiệt” – ông Khương chia sẻ thêm.

Đại diện nhà thuốc Tâm Phương đến từ An Giang cũng chung nhận xét như ông Khương về Bột Thanh nhiệt. Theo chị Phương, khách hàng nữ có xu hướng lựa chọn nhiều hơn. Nhà thuốc này cũng đã nhập bán dòng si rô Codatux từ rất lâu. Tại hội nghị, được tiếp cận thêm với một số nhóm sản phẩm của ADC Pharma như viên sủi, Codatux viên nang mềm,… chị Phương liên hệ ngay với nhà phân phối để tìm hiểu về chính sách giá nhằm nhập thêm hàng về bán.

Nhân dịp này, ADC Pharma đã dành nhiều ưu đãi cho khách hàng tham dự hội nghị. Điển hình như chương trình “Giải nhiệt mùa hè”; khi mua 10 hộp bột Thanh nhiệt có đường, khách hàng được tặngng ngay 4 hộp cùng loại. Với các sản phẩm khác, tùy theo giá trị đơn hàng, từ 3.000.000đ – 70.000.000đ, khách hàng sẽ được tặng tối thiểu 2 sản phẩm cùng loại đến một điện thoại Oppo F15 trị giá gần 6 triệu đồng.

Mở đầu chương trình hội nghị, Bác sĩ Nguyễn Việt Huy, đại diện DKSH, đơn vị tổ chức hội nghị, khẳng định “DKSH sẽ đồng hành cùng các đơn vị sản xuất và cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên như ADC Pharma. Chúng tôi đã lên một kế hoạch cụ thể để phát triển thị trường cho những sản phẩm này. Trong năm nay, DKSH sẽ còn có thêm nhiều hoạt động xúc tiến khác nữa.”

Cũng trong chương trình, khi giới thiệu đến khách hàng sản phẩm của ADC Pharma, BS. Hồ Thảo Nhỏ, chia sẻ: ADC Pharma là một trong các công ty dẫn đầu về nguyên liệu sạch và xanh để tạo ra những sản phẩm chất lượng và hiệu quả. ADC Pharma cũng là một trong rất ít những đơn vị ở Việt Nam có được vùng nguyên liệu thảo dược riêng, có khu chiết xuất tinh dầu và cao dược liệu riêng…”.

Dự kiến trong năm 2017, DKSH sẽ phối hợp cùng ADC Pharma để tổ chức thêm nhiều hội nghị khách hàng tại các khu vực TP.HCM, miền Trung đến miền Bắc.

Được biết, DKSH là nhà cung cấp dịch vụ phát triển thị trường hàng đầu tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Hiện đơn vị này đang là đại diện phân phối cho những nhãn hiệu dược phẩm lớn, có mặt ở hầu hết các bệnh viện và nhà thuốc GPP (Good Pharmacy Practice – nhà thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt theo quy định của Bộ Y tế) tại Việt Nam.

BBT Website ADC

Tin tức mới

Giới thiệu sản phẩm

Dược liệu cho cuộc sống khỏe mạnh

0906327788