ADC Pharmaceutical

Mang Đến Sức Khỏe Tốt Lành

Trái tắc (Quất) – quả nhỏ nhiều lợi ích tuyệt vời

Thứ tư ngày 25 tháng 03 năm 2020


Cây tắc có tên khoa học là Citrus japonica, thuộc họ Cửu lý hương Rutaceae. Đây là loại cây ăn quả – cây cảnh phổ biến ở cả ba miền đất nước. Quả tắc xuất hiện nhiều trong những dịp lễ Tết như một loại cây trang trí truyền thống.

 

Cây tắc rất dễ trồng, cho hoa trắng thơm và quả rất sai. Vì vậy, người ta trồng tắc ở  (cây quất) quanh nhà để lấy quả làm thức uống hàng ngày. Đôi khi, lá tắc cũng được dùng thay cho lá chanh trong các công thức xông giải cảm (vì có chứa tinh dầu).

Quả tắc khi chín có màu vàng, rất thơm và có vị chua (cũng có loại tắc ngọt nhưng chưa phổ biến). Được biết, trong quả tắc có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Can xi, Sắt, Phot pho, vitamin C, B1, B2…

Theo Đông y: trái tắc – quả quất có vị chua hơi ngọt, tính ôn (ấm), quy vào kinh Tỳ, Vị.
Công năng: Kiện tỳ, khoan trung hóa đàm, chỉ khái, khai vị.

CÔNG DỤNG CỦA TRÁI TẮC
Không chỉ có hương vị thơm ngon, quả tắc còn chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C – chất chống oxy hóa. Thường xuyên dùng quả tắc bạn sẽ nhận lại những lợi ích tuyệt vời sau đây:

Cải thiện hệ tiêu hóa
Quả tắc chính là loại thực phẩm giàu chất xơ mà bạn nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Chỉ với 100g tắc, bạn đã bổ sung được khoảng 4.1g chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Chất xơ là dưỡng chất thiết yếu mang lại vô số lợi ích đối với hệ tiêu hóa. Tình trạng thiếu hụt chất xơ sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả bao gồm táo bón, khó tiêu, chướng bụng và đau dạ dày. Để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe này, bạn nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày và quả tắc là một trong những lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Hỗ trợ hệ miễn dịch
Cũng giống như cam, quả tắc có nguồn vitamin C dồi dào, dưỡng chất này có tác động tích cực đến sức khỏe. Vitamin C từ lâu đã được biết đến như một chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh thông thường gây ra bởi vi khuẩn, virus và nấm.

Đẹp da
Với hàm lượng vitamin C lớn, quả tắc không chỉ có khả năng tăng cường miễn dịch mà nó còn giúp bạn cải thiện sức khỏe của làn da, tái tạo cấu trúc da, giúp da trở nên tươi trẻ và làm chậm quá trình lão hóa da.

Cải thiện sức khỏe thị giác
Trong 100g tắc tồn tại khoảng 100µg beta-caroten, loại chất này sẽ giúp mắt sáng khỏe. Beta-caroten là một chất chống oxy hóa, chịu trách nhiệm tạo các sắc tố. Việc hấp thu đầy đủ các dưỡng chất cũng như chất chống oxy hóa bằng cách sử dụng tắc thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa sự tổn thương mắt do quá trình oxy hóa gây ra.
Bên cạnh đó, trái tắc còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng mắt liên quan đến lão hóa.

Chữa bệnh ho, đau họng
Tắc chứa nhiều pectin, vỏ tắc chứa tinh dầu và các vitamin có tác dụng chống viêm, long đờm, giảm ho, kháng khuẩn và kháng virus.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu của Nhật Bản, quả tắc còn có tác dụng làm giảm cholesterol, bền thành mạch nên rất có lợi cho người cao huyết áp.

MỘT SỐ CÁCH SỬ DỤNG QUẢ TẮC TRONG ĐỜI SỐNG

Tắc chưng đường phèn
Dùng 10g tắc cho vào chén với đường phèn và mật ong. Chưng cách thủy hoặc cho vào nồi cơm chưng khoảng 20 phút, để nguội và ăn. Món này có tác dụng chữa ho và cảm rất hiệu quả.
Tắc chưng đường phèn là bài thuốc chữa ho tự nhiên mà hiệu quả. Bài thuốc tự nhiên này đã được ứng dụng công nghệ để bào chế thành sản phẩm Syrup Codatux được các bà mẹ tin dùng để hỗ trợ giảm ho, giảm đau họng cho các bé khi mới chớm ho lúc trở trời.

Tắc ngâm đường
Quả tắc rửa sạch, xăm lỗ, ngâm với đường theo tỷ lệ 1kg tắc, 2kg đường, ngâm sau một tuần thì . dùng được. Mỗi lần uống, lấy 1 thìa canh pha với một ly nước ấm. Cách dùng này giúp khắc phục tình trạng khàn tiếng, tắt tiếng, đau họng.

Trà tắc
Bạn có thể dùng trà xanh pha trà rồi cho nước tắc tươi vào uống. Các nhà khoa học đã chỉ ra, thêm tắc vào trà xanh sẽ làm tăng khả năng hấp thụ chất catechin có trong trà, giúp cơ thể chống lại bệnh tim, đột quỵ, ung thư, đái tháo đường và các các vấn đề sức khỏe khác.

Lưu ý khi sử dụng quả tắc
– Không nên dùng tắc lúc đói vì các axit hữu cơ sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, gây khó chịu, ngứa họng.
– Tránh uống trà tắc ngay sau bữa ăn vì nó có thể làm cản trở quá trình làm việc của dạ dày.
– Đối với những người mắc các bệnh mạn tính như sỏi thận, loét dạ dày, táo bón, mất ngủ… không nên uống nước tắc, nhất là trà tắc.

Nguồn: Tổng hợp

Tin tức mới

Giới thiệu sản phẩm

Dược liệu cho cuộc sống khỏe mạnh

0906327788